Loa Audio Physic Codex trình diễn âm hình xuất sắc

Loa Audio Physic Codex trình diễn âm hình xuất sắc

Không thể phủ nhận khả năng trình diễn âm hình xuất sắc của cặp loa Audio Physic Codex trên toàn bộ khoảng dải tần mà nó đáp ứng. Điểm đặc biệt trong triết lý xây dựng của cặp loa này là có thể trình diễn tốt nhiều thể loại nhạc khác nhau nhưng lại có mức giá phù hợp hơn với nhiều dàn âm thanh gia đình so với các phiên bản cùng hãng trước đó.

Vẻ đẹp cổ điển thể hiện ở hình dáng bề ngoài của loa Audio Physic Codex

Mọi triết lý xây dựng đều có 2 mặt, điểm được cho là kém cạnh của cặp loa Audio Physic Codex so với các phiên bản Cardeas plus+, Avantera plus+…đó là nó không phải là số 1 về bất cứ một dòng nhạc cụ thể nào. Chính vì vậy, Audio Physic Codex lại được lòng số đông người đam mê âm thanh hơn so với những vị audiophile có đôi tai khó tính.

Loa Audio Physic Codex

Tồn tại những sự “hy sinh” trong thiết kế, nhưng Audio Physic Codex vẫn giữ nguyên thiết kế thùng loa, được xem là bản lề của hãng để mang đến trải nghiệm âm thanh sạch và ít rung chấn nhất. Loa có thiết kế vuông vức nhưng không quá cứng nhắc với dáng hơi ngả về phía sau. Nó được đặt cố định trên 1 hệ thống chân đế cứng chắc bằng kim loại có các vòng cao su giúp nâng đỡ và giảm chấn âm thanh. Thùng loa sử dụng loại gỗ MDF chuyên dụng xây dựng lên 1 bộ khung chắc chắn, sau đó loa được gia cố thêm bằng tấm bọt gốm nano. Hệ thống củ loa được đính vào mặt trước trên 1 tấm composite dày, phía dưới là một tấm gỗ thật. Bên trong thùng loa chứa các linh kiện cao cấp và 4 driver theo cấu trúc 3,5 đường tiếng. Trong đó, chỉ có củ loa bass là được đặt ở khoang dưới cùng hướng sang bên, còn lại mỗi cũ loa tweeter, midrange đều được đặt trong các khoang riêng biệt tại mặt trước. Nhờ vậy, khả năng tái tạo âm thanh của cặp loa Audio Physic Codexlà thực sự ấn tượng trong khoảng dải tần từ 28Hz đến 40kHz, độ nhạy 89dB và trở kháng 4 ohms.

Loa Audio Physic Codex dep

Sức mạnh tái tạo âm thanh của loa Audio Physic Codex

Hệ thống driver của Audio Physic Codex bao gồm 1 tweeter, 1 midrange, 1 mid-woofer và 1 woofer. Sự thay đổi duy nhất trong thiết kế hệ thống driver đó là củ loa tweeter được đặt ở giữa củ loa midrange và củ loa mid-woofer, còn lại các củ loa đều là khá quen thuộc và thường thấy ở nhiều mẫu loa đầu bảng khác.
Củ loa woofer được đặt ở khoang dưới cùng có kích thước 270mm, là nhân tố chính giúp loa tái tạo tần số thấp, xuống tới 28Hz. Ở khoang chứa củ loa này, thay vì thiết kế khoang kín mà hãng lại tạo ra những vách ngăn hở đảm bảo việc thoát âm cho âm bass được tối ưu và mạnh mẽ nhất. Tiếng bass được tái tạo với uy lực mạnh mẽ, độ sâu và tốc độ đều rất tốt. Tương đồng với đó là củ loa mid-woofer, chịu trách nhiệm hỗ trợ tái tạo cả 2 dải âm trung và trung trầm.

Loa Audio Physic Codex tot

Audio Physic sử dụng củ loa tweeter Hyper Holographic Cone Tweeter III và củ loa midrange Hyper Holographic Cone Midrange III để tái tạo dải âm treble, âm mid với độ sống động và chi tiết ấn tượng. Khả năng tái tạo âm thanh chi tiết, sống động cùng hiệu ứng không gian 3 chiều của 2 củ loa này đã được minh chứng từ nhiều cặp loa đầu bảng trước đó.
Ngoài việc so sánh khả năng trình diễn âm thanh của cặp loa Audio Physic Codex với các mẫu loa khác cùng hãng, người chơi có thể tham khảo thêm các cặp loa đứng sàn đình đám của AudioSolutions, điển hình đó là loa AudioSolutions Figaro XL.
Thực chất, Figaro XL có giá bán trên thị trường mềm hơn một chút so với Audio Physic Codex. Tuy nhiên, AudioSolutions Figaro XL đã chứng minh giá thành chưa phải là tất cả. Figaro XL được thiết kế 3 đường tiếng với 7 driver, trong đó có tới 4 củ loa bass đường kính lên đến 233mm để tái tạo âm thanh dải trầm. Sự hiệu quả khi tái tạo dải âm trầm được thể hiện ở mức dải tần xuống tới 25Hz, trong khi đó Audio Physic Codex chỉ có khả năng tái tạo âm thanh xuống tới mức dải tần 28Hz. Không những thế, 4 củ loa bass này và 2 củ loa midrange đều được hãng âm thanh Lit-va sử dụng màng loa giấy theo công nghệ hình nón ER độc quyền. Nhờ đó, có sự hòa quyện và kết hợp ăn ý giữa 2 khoảng dải tần âm thanh trung và trầm.

Loa Audio Physic Codex chat

Sở hữu bộ thông số “đẹp” với độ nhạy 92dB và trở kháng 8 ohms giúp cho Figaro XL dễ dàng kết hợp ăn ý với các ampli khuếch đại tầm trung trên thị trường, trong khi đó Codex cho độ nhạy 89dB và trở kháng 4 ohms. Loa AudioSolutions Figaro XL cần mức công suất ampli phối ghép đạt từ 800W mỗi kênh 8 ohms trở lên để loa có thể trình diễn âm thanh ấn tượng nhất.

Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Review loa Chario Academy Sovran

An Hạ

Share this post