Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo thiết bị âm thanh cùng niềm đam mê to lớn với âm nhạc, hai anh em Thomas Fischer và Heinz Fischer đã thành lập nên thương hiệu âm thanh Fischer & Fischer vào năm 1981 tại nước Đức. Hãng hướng đến mục tiêu truyền tải tất cả những sự sôi nổi và chất thơ của âm nhạc vào trong căn phòng nghe của audiophile. Để mục tiêu này thành sự thật thì ngoài việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chế tác hiện đại thì các mẫu loa của Fischer & Fischer phải trải qua quá trình kiểm định vô cùng khắt khe tại phòng thu âm nội bộ. Chính những điều này đã làm nên sự hoàn mỹ cho các mẫu loa của Fischer & Fischer.
Khác với những nhà sản xuất loa khác, Fischer & Fischer chỉ trình làng ra thị trường một dòng sản phẩm duy nhất là SN/SL Series. Các mẫu loa nằm trong series không chỉ đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng mà còn trải dài trên nhiều phân khúc giá khác nhau, dễ dàng phục vụ nhu cầu nghe nhạc của mọi audiophile.
Và trong bài viết ngày hôm nay, audiophile hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Fischer & Fischer SN/SL 470 – mẫu loa 3 đường tiếng sơ nhập của series SN/SL.
Thiết kế và kết cấu kỹ thuật của mẫu loa Fischer & Fischer SN/SL 470
Xét về mặt hình thức thì SN/SL 470 có kiểu dáng không khác những đối thủ của mình là bao. Loa có thiết kế dạng đứng với kích thước các chiều lần lượt là 1115 * 220 * 350mm, loa không chiếm nhiều không gian setup và phù hợp với những căn phòng có diện tích cỡ vừa khoảng 25 mét vuông.
Điểm khác biệt giữa SN/SL 470 với những mẫu loa khác có lẽ nằm ở phần kết cấu kỹ thuật. Đầu tiên là phần thùng loa. Khác hoàn toàn với những nhà sản xuất khác, Fischer & Fischer sử dụng một loại vật liệu hoàn toàn mới để chế tạo thùng loa, đó là đá phiến được khai thác ngoài tự nhiên. So với gỗ hay kim loại thì chất liệu này có độ bền, độ cứng chắc vượt trội hoàn toàn đồng thời hiệu quả chống nhiễu xạ, nhiễu từ cũng tốt hơn hẳn. Mặc dù các vách loa có độ dày khá lớn (từ 20 – 23mm) nhưng SN/SL 470 vẫn được trang bị thêm các chân đế có dạng chân đinh – chén hứng ở mặt đáy nhằm loại bỏ các rung chấn.
Không chỉ 1 mà loa có tới 2 cổng bass reflex được bố trí ở cả mặt và mặt sau do phía trong thùng loa được chia thành hai khoang nhỏ. Mỗi công bass reflex sẽ giúp điều hòa luồng không khí ở bên trong các khoang này và giúp cho dải trầm xuống sâu hơn, lắng đọng và chắc tiếng hơn. Tương tự như các thành viên khác, SN/SL 470 được trang bị 4 cọc đấu loa nhằm hỗ trợ kết nối bi-wire với ampli. Những cọc này được làm từ bạc có độ tinh khiết cao nên không bị ảnh hưởng bởi quá trình oxi hóa theo thời gian đồng thời tăng cường độ nhạy bén trong việc tiếp nhận tín hiệu từ ampli.
Về phần kỹ thuật, loa sở hữu cấu trúc 3 đường tiếng với mặt trước được trang bị 1 driver tweeter dạng ribbon AMT & 1 driver midrange hình nón. Mỗi cạnh bên của SN/SL 470 được tích hợp 1 driver woofer nhằm tăng độ bao phủ của dải trầm.
Các driver mid & woofer đều có chung kích thước 180mm, sở hữu phần màng loa có thiết kế dạng sandwich và được chế tạo từ hai chất liệu giấy & sợi carbon nên âm thanh ở dải trung trầm ngoài sự ấm áp, ngọt ngào thì còn sở hữu độ động rất tốt. Riêng driver mid được trang bị phaseplug ở chính giữa để tăng tính định hướng cho sóng âm. Về phần dải cao, để âm thanh vừa có được sự mộc mạc, tự nhiên vừa có được độ mở rộng rãi thì driver tweeter ribbon được tinh chỉnh kỹ lưỡng bởi các kỹ sư đến từ Mundorf. Việc sử dụng các mạch phân tần bậc 1 và bậc 2 giúp các dải âm trở nên rõ ràng, tách bạch với nhau hơn.
Gợi ý phối ghép cho mẫu loa Fischer & Fischer SN/SL 470
Hệ thống driver trên SN/SL 470 giúp nó đạt được dải tần khá rộng, ấn tượng nhất có lẽ là dải trầm khi tần số ở dải này xuống thấp nhất ở mức 37Hz. Trong khi đó âm treb có thể lên cao ở mức tối đa là 27kHz. Với trở kháng ở mức 4Ohm còn độ nhạy cao nhất là 89dB, người dùng lưu ý nên chọn những bộ khuếch đại có công suất khỏe, hiệu năng hoạt động mạnh mẽ thì mới phát huy được tối đa khả năng trình diễn của SN/SL 470.
Một trong những gợi ý mà chuyên viên kỹ thuật tại Audio Hà Nội đưa ra đó là phối ghép Fischer & Fischer SN/SL 470 với pre ampli Audia Flight FLS1 – power ampli Audia Flight FLS4, mâm đĩa than Lucxar Optimus, bộ lọc nguồn AudioQuest Niagara 5000 cùng bộ dây dẫn AudioQuest. Hệ thống này phù hợp với phòng nghe có diện tích rơi vào khoảng 25 – 35 mét vuông.
Có thể thấy việc ứng dụng nguyên vật liệu mới trong chế tác thùng loa đã giúp Fischer & Fischer SN/SL 470 xử lý gần như triệt để các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Từ đó, audiophile có thể trải nghiệm được những màn trình diễn âm thanh không thể nào tuyệt vời hơn.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm khác tại đây
Loa AudioSolutions Overture O203F – Cặp loa đáng sở hữu trong tầm giá
Yên Vũ