Đôi nét về hãng loa Audio Physic

Đôi nét về hãng loa Audio Physic

Audio Physic là hãng loa Đức được thành lập vào năm 1985 bởi Joachim Gerhard với tất cả tâm huyết về lĩnh vực Audio, kiến thức về điện tử và tài năng trong việc chế tác thùng loa. Nhờ vậy, những sản phẩm mang thương hiệu Audio Physic luôn là những thiết bị nghe nhạc có chất lượng rất cao.

Đôi điều về Audio Physic

Trong suốt quá trình thai nghén nên Audio Physic, Gerhard luôn quan tâm tới việc tìm một lời giải cho bài toán thiết kế loa hóc búa: làm thế nào để cân bằng được nhạc tính, tốc độ, nhịp điệu với không gian, độ chi tiết và trong trẻo của chất âm. Thực tế công nghệ chế tác loa hi-fi lúc bấy giờ chưa đủ tiên tiến để thỏa mãn Gerhard. Vì vậy, ông đã quay trở lại trường đại học để tiến hành các nghiên cứu về điện tử để tìm ra một giải pháp chế tác tối ưu, dung hòa nhiều nguyên lý khác mà vẫn có nền tảng khoa học và ý tưởng sáng tạo cá nhân. Cũng trong thời gian đó, ông quản lý một shop chuyên đồ hi-end audio. Từ việc kinh doanh này, Gerhard thấy rằng âm thanh tuy rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định cho cả một thiết bị âm thanh hi-end. Bên cạnh chất lượng âm thanh thì hình dáng, tính thẩm mỹ của chúng luôn là thứ khiến các khách hàng lưu tâm đầu tiên. Đấy cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới triết lý thiết kế của các cặp loa Audio Physic sau này.

thuong hieu loa Audio Physic

Sau đó, hơi đáng tiếc khi hoạt động thiết kế của Joachim Gerhard bị ảnh hưởng không nhỏ vì lý do sức khỏe. Nhưng điều đó không ảnh hưởng tới sự phát triển chung của Audio Physic bởi nó được tiếp quản bởi bàn tay của kỹ sư tài ba Manfred Diestertich. Manfred Diestertich là một cộng sự lâu năm của Joachim Gerhard nên hiểu khá rõ nguyên lý thiết kế của hãng loa này. Dấu ấn thiết kế đầu tiên của Diestertich chính là cặp loa Avanti III, tiếp đến là Virgo III, Padua và cặp loa đình đám Kronos, cùng với hàng loạt mẫu loa siêu trầm chủ động khác.

Manfred Diestertich là một kỹ sư luôn có nhiều ý tưởng thiết kế táo bạo và đột phá. Có 2 vấn đề lớn nhất mà ông luôn tìm cách tối ưu: một là những củ loa con phải luôn có màng được làm bằng kim loại, hai là loại bỏ những nhiễu động thường sinh ra bởi các vật liệu cấu thành loa mà bộ lọc điện từ không thể khử một cách triệt để. Từ những nghiên cứu chuyên sâu cùng tài năng của mình, ông đã cho ra đời màng loa chống rung chủ động ACD. Đây là dấu ấn đầu tiên của quá trình luôn tìm tòi và đưa ra những phát kiến quan trọng về các thiết kế củ loa mới nhằm tăng độ ổn định, giảm can nhiễu cơ học và điện từ, mang đến những màn trình diễn âm thanh ấn tượng.

thuong hieu loa Audio Physic 2

Triết lý thiết kế của Audio Physic

Trong suốt quá trình từ khi thành lập cho đến nay, Audio Physic chỉ có duy nhất một slogan: “No loss of fine detail” (không bỏ sót bất kỳ chi tiết đáng giá nào – tạm dịch). Theo đó, mọi hoạt động về mảng thiết kế sẽ luôn được chú trọng đến tưng chi tiết nhỏ nhất vì đó rất có thể là thứ quyết định hiệu suất làm việc cho toàn loa.
Trước khi xuất xưởng và ra mắt mọi người, mỗi sản phẩm loa của Audio Physic đều phải trải qua những quy trình kiểm tra, thử nghiệm nghiêm ngặt về cả hình thức bên ngoài lẫn khả năng trình diễn âm thanh. Trong đó, “Nhỏ là đẹp” (small is beautiful là ý tưởng thiết kế nền tảng của Joachim, theo ông, thùng loa nhỏ gọn vẫn có khả năng sinh ra năng lượng cần thiết để tái tạo âm nhạc, củ loa woofer nhỏ sẽ dễ phối hợp với củ loa tweeter hơn, và việc đặt chúng gần nhau sẽ giảm thiểu độ lệch pha, cho âm thanh đồng nhất ở một thời điểm nghe.

thuong hieu loa Audio Physic 3

Một điều nữa làm nên thành công của Audio Physic là họ đều thiết kế loa như một thể thống nhất và trọn vẹn. Làm nên hiệu suất làm việc của cả loa không chỉ là hệ thống củ loa hay mạch phân tần, mà là sự phối hợp hoàn hảo của tất cả các yếu tố đơn lẻ. Đội ngũ kỹ sư nghiên cứu và thiết kế của Audio Physic luôn đánh giá và phân tích mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, từ đó đưa ra những thiết kế và tinh chỉnh hợp lý.

Những đặc điểm thiết kế và công nghệ nổi bật của Audio Physic

Dáng loa thanh mảnh, thẩm mỹ, gọn gàng
Xét về thiết kế, thì đặc điểm thùng loa thon gọn và thanh thoát, cấu thành từ chất liệu gỗ cao cấp tinh xảo là một điểm đáng khen của các mẫu loa Audio Physic bởi chúng sẽ như những món đồ thân thiện, có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng phối hợp hài hòa với mọi không gian kiến trúc khác nhau. Ngoài ra, thiết kế đa buồng của thùng loa sẽ giúp ngăn cách biệt lập các củ loa để bảo vệ chúng khỏi rung động cơ học tiêu cực và cả xung nhiễu điện tử từ bộ phân tần và dọc đầu nối.
Để hỗ trợ cho việc thiết kế thùng loa thanh mảnh này, Joachim phải tinh chỉnh số lượng và kích thước các củ loa, mà cụ thể là những củ loa woofer sẽ được tăng số lượng và giảm kích thước. Ông đã sắp xếp các củ loa này quay về 2 phía theo cấu hình push-push thay vì hướng thẳng ra trước, góp phần thu hẹp đáng kể bề ngang của loa. Những cặp loa đứng của Audio Physic cũng đều có dáng loa hơi nghiêng về sau một góc nhất định, góp phần tạo âm thanh đồng pha, hạn chế tối đa hiện tượng sóng đứng bất lợi.

thuong hieu loa Audio Physic 4

Tweeter chóp nón Hyper-Holographic Cone II
Nhằm khắc phục tình trạng những màng loa dạng vòm bán cầu có vật liệu cấu thành mềm thường nhanh xuống cấp và sai lỗi sau một thời gian hoạt động,nhất là chuyển động ở vành thường không đồng nhất với ở tâm màng loa, từ đó màng loa dễ bị vặn xoắn, tạo méo âm, làm âm bị biến dạng, Audio Physic đã cho ra một thiết kế mới Hyper-Holographic Cone Tweeter II. Theo đó, những màng loa của củ loa tweeter sẽ được thiết kế theo hình nón thay vì mái vòm như thông thường, nhờ vậy mà những dải âm cao tần sẽ được mở rộng, chi tiết, đảm bảo khả năng tái tạo không gian ba chiều rõ nét.

Hyper-Holographic Cone Midrange Driver
Trong khi có nhiều tranh cãi về việc nên sử dụng chất liệu nhôm hay nhựa trong việc chế tạo bộ khung cho loa thì Audio Physic đã tự tạo ra hướng đi riêng cho mình khi kết hợp những ưu điểm của cả 2 vật liệu này khi thiết kế khung loa cho củ loa mid. Theo đó, những củ loa mid của các loa Audio Physic sẽ có màng loa hình nón rỗng cùng bộ khung kép kết hợp cả 2 loại vật liệu nhôm và nhựa. Trên thực tế, nhôm có độ cứng và dẫn nhiệt tốt hơn nhựa trong khi đó nhựa lại có khả năng triệt tiêu nội chấn tốt hơn. Khi kết hợp 2 đặc tính này, củ loa sẽ được hoạt động thêm ổn định và chính xác nhờ đã hạn chế được hiện tượng cộng hưởng, giữ được độ ổn định về nhiệt và cơ học.

thuong hieu loa Audio Physic 5

Cũng theo thiết kế HHMC, những chi tiết chuyển động với tốc độ cao của 1 củ loa như màng loa, gân loa, nhện loa và cuộn dây âm sẽ được giữ cố định theo một phương thích hợp bởi một bộ rị bằng nhựa dẻo gắn phía trong, gia tăng khả năng giảm rung chấn nội tại. Nam châm từ tính mạnh Neodymium còn được đặt trong một khung nhôm, đồng thời gắn liền với một bộ tản nhiệt hỗ trợ chon nam châm luôn không quá nóng. Trong khi đó, những rung động sẽ được chuyển tới khung nhựa để tự triệt tiêu thông qua những cầu nối mảnh và chắc.
Thiết kế khung kép này là một phương pháp tối ưu giúp tạo ra độ ổn định về nhiệt, cơ học nhằm đảm bảo một môi trường làm việc lý tưởng cho củ loa. Nhờ thiết kế này, màng loa sẽ được cách ly hoàn toàn với những cộng hưởng âm bất lợi của thùng loa, cũng làm giảm tối đa quá trình gia nhiệt của củ loa mid.
Thiết kế kết hợp giữa cả ý tưởng của Joachim Gerhard và Manfred Diestertich – màng loa nhôm chống rung chủ động (Active Cone Damping II) còn giúp triệt tiêu tối đa nhiễu âm do cộng hưởng nội sinh ra từ màng. Một vành cao su hình chữ U được bắt chặt vào mép của nón loa, cố định chi tiết này trên xương loa, ngăn chặn tốt những rung động bất lợi cho âm thanh.

Tham khảo các dòng sản phẩm khác tại đây

Review Loa Audio Physic Classic Series

Mỹ Anh

Share this post